Hằng năm, cứ gần đến ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm.
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.
Tài liệu đính kèm: Tải về
Năm học 2023 – 2024, nhân dịp 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11, trường Tiểu học Tô Hiệu long trọng tổ chức buổi Giao lưu văn nghệ và Lễ kỉ niệm.
Ngày 16/11/2023, toàn trường tổ chức buổi Giao lưu văn nghệ, 30 lớp đã mang đến buổi giao lưu 30 tiết mục văn nghệ đặc biệt, nhiều ý nghĩa và giàu màu sắc. Sau buổi giao lưu, Ban tổ chức đã trao 7 giải xuất sắc và 23 giải A.